Bộ Công Thương vừa tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2018”, định hướng nhiều thị trường xuất khẩu cho sản phẩm Việt.
Theo, bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương cho biết: Với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, khu vực này là thị trường rộng lớn, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng, phong phú, nhiều phân khúc thị trường phù hợp với các sản phẩm thương hiệu Việt từ hàng cao cấp cho đến hàng tiêu dùng bình dân.
Khu vực Đông Nam Á
Các thị trường trọng điểm như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và các thị trường còn nhiều tiềm năng như Lào, Campuchia, Mianma. Tăng cường xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, đẩy mạnh nhóm hàng nông, lâm, thủy sản như: gạo, thực phẩm, ra quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, tại nhiều thị trường như Malaysia, mặt hàng cá đông lạnh mới xuất khẩu được 35,1 triệu USD, trong khi nhu cầu nhập khẩu của nước này là 242 triệu USD (chiếm 14,5% thị phần); Cà phê Việt Nam xuất khẩu 65,2 triệu USD/245 triệu USD nhập khẩu của Malaysia (chiếm 6,6% thị phần).
Indonesia, Mianmar là thị trường mới nổi, rất nhiều mặt hàng thuần Việt có thể đẩy mạnh xuất khẩu như mặt hàng đường mía nhưng Việt Nam mới xuất khẩu 6,1 triệu USD, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Mianmar là 1,37 tỉ USD (mới chiếm 0,44% thị trường nhập khẩu).
Thị trường Philipphin, nước sốt và chế phẩm gia vị Việt Nam xuất khẩu 42 triệu USD, trong khi Philipphin nhập khẩu 137 triệu USD (chiếm 3% thị phần). Mặt hàng nguyên liệu thực phẩm, Việt Nam xuất khẩu 32 triệu USD/694 triệu USD (chiếm 4,6 % thị phần).
Thái Lan là thị trường truyền thống của Việt Nam, nhưng đối với một số sản phẩm cụ thể như sữa và sản phẩm sữa, trái cây tươi (vải, nhãn, thanh long), trái cây sấy khô lại là thị trường hoàn toàn mới.
Hàn Quốc, quốc gia đầy tiềm năng
Theo Hiệp định VKFTA, Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như: tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới…
Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với các sản phẩm hết sức nhạy cảm như: gừng, tỏi, mật ong, khoai lang… Hiệp định VKFTA đã tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái lan. Ví dụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10 nghìn tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15 nghìn tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.
Nhận Bản nhiều ưu đãi cho sản phẩm nhập từ Việt Nam
Với Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 83,8% xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm. Các sản phẩm từ Việt Nam được Nhật Bản đảm bảo ưu đãi cao nhất (so với các nước ASEAN khác) bao gồm: mật ong, gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm và cua.
Nhật Bản giảm thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với mây tre đan, đũa dùng 1 lần, chè đen, quả đông lạnh và quả sấy, rau tươi hoặc đông lạnh (bắp cải, hành tăm, nấm, mộc nhĩ, đậu tây), tôm tươi và đông lạnh các loại ghẹ, cua…
Tại thị trường Trung Quốc, cần tăng cường xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên liệu đầu vào xuất xứ trong nước. Tập trung thúc đẩy nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gồm: rau quả, thủy sản, thịt gia súc gia cầm, hạt điều, sắn lát, sản phẩm cao su.
Nhiều quốc gia đang ưa chuộng hàng Việt Nam
Đối với Châu Đại Dương, doanh nghiệp cần tập trung vào thị trường Úc, New Zealand, phát triển nhóm hàng dệt may, thủy sản, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, phân bón và tận dụng Hiệp định AANZFTA, cho phép các mặt hàng xuất khẩu của các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi 14 nhóm mặt hàng.
Đối với các nước Châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, sản phẩm gia dụng, máy móc cơ khí nông nghiệp… Tại hầu hết các nước Châu Phi, ngành nuôi trồng thủy sản không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân châu Phi đang tăng lên, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tôm, cá phi lê.
Đối với khu vực Nam Á, tập trung vào các thị trường Ấn Độ, Pakixtan, Băng la đét, Xri lan ca với các mặt hàng: nông sản, lương thực, chè, cà phê, sản phẩm cao su, hạt tiêu…
Ấn Độ có nhu cầu cao củ gừng và củ đinh hương nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 1,68 triệu tấn củ nghệ trong khi Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới là 27,47 triệu tấn (chiếm 6,1% thị phần nhập khẩu).
Bangladesh cũng là thị trường đáng quan tâm với gần 160 triệu dân, có nhu cầu nhiều mặt hàng như: đường mía, đường bánh kẹo, sữa và kem có pha thêm đường nhưng Việt Nam còn bỏ ngỏ.
Trang Lê
In it something is. Now all is clear, I thank for the help in this question.